
Lạm phát siêu lõi (supercore inflation) là một thuật ngữ mới được các nhà kinh tế sử dụng sau thời kỳ lạm phát do đại dịch Covid, để mô tả giá dịch vụ cho những dịch vụ cơ bản như đi khám nha sĩ hoặc cắt tóc, gọi là những dịch vụ “siêu lõi” nhưng thiết yếu, nó không bao gồm chi phí nhà ở, thực phẩm và năng lượng.
Trong thời kỳ đại dịch năm 2021, thuật ngữ “lạm phát nhất thời’ (transitory inflation) được nhắc đến nhiều, thì đến năm 2022-2023 “siêu lõi’ (supercore) là thuật ngữ kinh tế đáng chú ý, được Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FDI) sử dụng phổ biến trong các báo cáo về lạm phát.
Với thuật ngữ “lạm phát siêu lõi”, các quan chức FDI và các nhà kinh tế Mỹ đã cắt và chia nhỏ dữ liệu lạm phát theo cách mới, nhằm gọi tên sự gia tăng trong giá cả của các dịch vụ cơ bản nhất.
Lạm phát siêu lõi xảy ra khi giá cả tăng lên trong lúc người tiêu dùng phải trả nhiều tiền hơn cho các dịch vụ cơ bản như cắt tóc, sửa điện hay làm vườn. Những mức giá của các dịch vụ đó thường ít biến động hơn so với thực phẩm và năng lượng nhưng khi nó thay đổi lại dễ ảnh hưởng đến xu hướng biến động giá trong cả nền kinh tế.
Lạm phát siêu lõi có liên quan đến hai yếu tố: chỉ số giá tiêu dùng (CPI) – thước đo lạm phát phổ biến nhất tại Mỹ và chỉ số giá chi tiêu cá nhân (CPE). Cả hai đều đo lường sự thay đổi giá trung bình trong một rổ hàng hóa và dịch vụ. Nhưng CPI được lấy từ người tiêu dùng, trong khi CPE được trích từ các doanh nghiệp.
Các báo cáo kinh tế đều cho thấy giá thực phẩm, nhiên liệu và nhà ở đã tăng nhanh hơn nhiều so với tiền lương trong hầu hết năm 2021-2022, do nhu cầu tiêu dùng khổng lồ cùng với những khó khăn trong chuỗi cung ứng và chiến tranh ở Ukraine. Ví dụ, giá dịch vụ cắt tóc năm 2022 tăng so với một năm trước đó, trong khi giá tivi trong cùng giai đoạn thì giữ nguyên. Như vậy, vấn đề lạm phát dai dẳng có thể là do giá dịch vụ hơn là giá hàng hóa. Vì vậy, FED bắt đầu tập trung vào một nhóm giá thậm chí còn hẹp hơn để loại bỏ thành phần giá nhà ở ra khỏi tỷ lệ lạm phát.
Do đó, Lạm phát siêu lõi = Lạm phát của rổ hàng hóa và dịch vụ – Lạm phát lương thực và năng lượng – Lạm phát nhà ở.